Chuyển đến nội dung chính

Cái bất hũ trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng

Từ năm 1936 đến năm nay (2017), tính đến đếm lui, té ra cũng tròn gần được 81 năm nếu tính không lầm, án văn ấy, hơn 80 năm qua, quá một đời người vẫn còn duy giá trị, cái tả thực trần trụi của thời đại.


Truyện cầm trên tay là một quyển mỏng, nói đúng ra là truyện ngắn, ngắn trong câu chữ mà giá trị nội dung thực như dài đến vô tận, nghĩa là đến mãi hơn 80 năm sau, cái nghĩa ấy vẫn còn trơ trơ giữa đời này, chỉ là người ta không thấy, hoặc cố ý như vô tình không muốn thấy, cái sự giáo dục về trinh tiết, về tình dục, bao đời nay vốn nhạy cảm, hạn chế nói đến, không chỉ ngày xưa mà tân thời lúc này vẫn nguyên tình trạng ấy. 

Câu chữ của bác Phụng (gọi cho thân quen theo kiểu phía Bắc :v ) chứ tính ra cũng phải kêu ông cố mới phải phép, thôi vì câu văn của bác ấy cũng trần tục và ngang phè phè ra, nên cứ gần gũi chân thực là tốt nhất.

Báo chí, sách truyện ngày nay, vẫn luôn lấy cái mảng tối, cái xấu xa như là cần câu giật tít, để bán kiếm cơm, kiếm cháo qua ngày, vẫn cái sự vạch mặt, bóc phốt ấy, kể xấu ấy, nói cho những ai đã biết được biết lại, kẻ chưa biết thì thầm tự nhủ, rồi cuối cùng cũng chẳng được ích gì, cũng lại cao hứng chậc miệng: “Đúng là cuộc đời”, người cẩn thận hơn thì: “Tiếc quá, giá như”, nhưng cái ngọn nguồn vì sao xảy ra cớ xự ấy, gần như chưa ai dám đụng đến, theo tôi kiểu mỳ ăn liền ngày nay, thấy hay thì vội hóng rồi viết lại, chứ thực đã trải qua bao giờ, đã thấm hiểu lần đek nào đâu mà dám truy đến đầu câu truyện.

Thành ra, những chuyện đã thành, đã xảy ra cả rồi, ai cũng biết thì biến tấu lại cho hợp thời, cứ vậy mà bán kiếm cơm, nên thiệt; không phải chê bai, chứ quan điểm cá nhân, tôi méo thích đọc truyện ngắn bây giờ, mặc dù cái tên nghe rất kêu với các câu key word rất hot, “…nổi loạn”, “người yêu cũ…” “call boy..”, đọc mấy cái đó xong, số đông nguy hiểm lại chẳng bảo đời không như tiểu thuyết, nhưng đọc truyện của Vũ Trọng Phụng để thấy, tiểu thuyết chính là phản ánh cuộc đời, vì vậy nên né những thể loại tiêu đề nghe lồng lộn mà đọc thì nội dung lại như l...

Vào hiệu sách nếu đến quầy văn học Việt, hãy cứ nhắm Vũ Trọng Phụng mà phang, “Làm Đĩ”, cái tựa đề nghe dâm ô, nghe tục tục thế nào, làm người cầm nó trên tay cũng chột dạ, vội đưa mắt nhìn lén xung quanh sợ có ai đó để ý, mà vô tình, có cái suy nghĩ xấu dành cho bản thân ta thì thật nguy hại, rồi lại cho ta là một người không đứng đắn. Đấy! Ngay cả nghĩ suy như vậy ở thời đại này, thật không khác gì cái thời mà ”Làm Đĩ” đã đề cập. 

“Làm Đĩ” không phải là những đoạn vạch trần, mô tả những sự đĩ ở đời, cũng chẳng phải mò mẫm, nói quá về cái nghề sung sướng để thỏa mãn cơn dò xét của của dư luận, đọc truyện ta thấy được đúng gốc rễ của cái nghề này, để đi từ  nguyên nhân vì sao Huyền phải làm gái giang hồ, mà thấy rằng chính vì ái tình cao thượng chỉ đề cao tình yêu, mà dè biểu tình dục, vốn đã là bản chất con người, chính vì sự nhân nghĩa giả tạo trong lối giáo dục nữa mùa dám mà bỏ qua sự dâm, vốn cũng là cái nghĩa làm người từ thuở hồng hoang, đã tạo ra một người “Làm đĩ” theo đúng nghĩa của nó.

Rõ ràng ngày nay, hẳn ai cũng miệng lưỡi tôn thờ về sự trong trắng trong tình yêu, nhưng lại mưu dâm trong những cuộc tình, trong khi giáo dục thì cứ ngại ngùng dùng cái từ “ấy” để nói về mấy cái chuyện “ấy, ấy” thành thử ra lúc cần chỉ dạy những điều đáng phải có trong tình yêu thì thầy cô cứ đỏ mặt ngượng ngùng, vì rõ là chính bản thân, đã trót có sự dâm ở tâm, trong khi miệng mồm thơm tho hay chữ, và lũ học trò, thì tròn mắt ra đách hiểu chuyện gì, và vì đến người lớn còn ngại, nên chẳng có đứa nào điên đi hỏi về mấy chuyện "ấy" nữa. 

Thế là chúng lại tự học lẫn nhau, rồi từ đấy lại sinh ra biết bao đề tài nóng bỏng , từ việc yêu trễ, đến việc yêu sớm, rồi đẻ lắm con với việc bị vô sinh, v..v  để  rồi từ đấy là cái mỏ vàng cho lều báo thêu dệt, các tiểu thuyết gia ba xu khai thác, mà kiếm thêm vài ba đồng có lẻ.

Truyện dùng vài từ tục, trần tục, chứ không phải tục tĩu, ngay câu đầu đoạn bàn về chữ “Dâm” đã thấy rõ cách hành văn trong truyện. Còn mặt trái của ái tình được thể hiện trong “Làm đĩ” thực tôi không dám viết nhiều, vì rõ tôi cũng không nhiều ý hay để mà tả, bởi vì cái tả thực trong truyện dưới văn chữ của bác Phụng đã ăn lấy ăn để hết ý hay của tôi rồi, thành thử ra, hãy mạnh dạn mà cầm lấy cuốn sách đó trong tiệm sách mà đọc ngay đi nhóe :”>

Đọc truyện, rút ra được câu khá hay: “Cuộc sống này khi ai đó đã một lần sa chân thì chỉ thêm cái trượt dài, sẽ thành ra một cuôc đời đáng nghĩa”

NDGBAO 3/2/2017

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MUỐN LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở ĐÀ NẴNG MÀ TÌM HOÀI KHÔNG THẤY??

Hưởng ứng bài chia sẻ khá chi tiết của anh Hậu về các tổ chức phi chính phủ tại group DanangYouthHub (Các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau: http://bit.ly/2AQmmyZ), trong blog này mình xin gửi một ít thông tin về các tổ chức phi chính phủ các bạn có thể tham gia tại Đà Nẵng. Thời còn làm tnv tại PNV, thấm thoát cái cũng gắn bó hơn 2 năm. Thú thật phần lớn các công việc, vị trí cần tuyển dụng được các NGO đưa lên mạng, khi đọc được chưa kịp hứng thú với các mô tả hấp dẫn về vị trí tuyển dụng, ngay lập tức đã phải hết hồn vì nhìn xuống location thì…. toàn vùng xa hoặc ở các thành phố khác (tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn là nhiều). Thực sự vừa mới ra trường mà muốn xin việc vào các khu vực này lại một vấn đề nan giải nữa – KINH NGHIỆM :3 , không phải kinh nghiệm 1 năm mà là 2 – 3 năm. Thôi thì ngưng than thở và nhanh chóng tự vun vén, vớt vát chút kinh nghiệm công việc ngay từ khi còn trên giảng đường, hoặc chộp ngay thời cơ làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ luôn kh

Ba năm sau ra trường - Tâm sự Zalo (P Cuối)

Mùa hè ở Toronto vào tháng 6 thời tiết khá kỳ quái, hôm se lạnh như đầu thu, lúc thì mưa xối xả như mới vào xuân, cái tiết trời khó chịu này nếu không làm cho con người ta dễ đổ bệnh thì cũng phải đến nỗi suy tư trầm cảm.  Thế là như một thói quen, với phương thức chữa lành tâm hồn đã thuộc lòng từ lâu, tôi vội đem cái loa, một ly đá, và lon nước mía ra ngoài ban công nhà. Trong tiếng nhạc rock ballad, làm ly nước mía đóng lon, nhìn xa xăm cây cỏ xanh mướt ngoài xa, đôi tay lần mò đọc lại những đoạn status ở zalo. Nếu như khoảnh khắc vừa trên tôi đây đã xem chừng là bình yên, thì tôi của thời gian vừa ra trường lúc trước nếu nghe thấy chắc chỉ cười khẩy, rồi cho đấy chỉ là hành động tự kỷ. 14/11/2018 Những lời ngại chưa muốn nói cũng đã phải đành nói, chút ngượng ngùng bấy lâu cũng đã tan biến trước sự nhiệt tình siêu dễ thương của anh chị bên tổ chức, vì rằng trước đó đã nghe được lời khuyên cứ gõ, cửa sẻ mở, nên mình đánh liều làm thiệt và sau đó mở lời xin xỏ thì được ngay điều mong

LÃNG QUÊN!

"Những điều không cần nhớ thì chớ phải lưu tâm!". Là chính tôi đã tự dặn lòng sống theo kiểu như vậy cho đời thêm thanh thãn, bớt âu lo. Khí hậu ở Toronto dù được cho là có đủ bốn mùa, xuân hạ thu đông; nhưng đối với tôi, đa phần là những khoản thời gian lạnh lẽo, như cái mùa hè đẹp đẽ năm nay, chưa kịp lên kế hoạch đi picnic ngắm hoa thì đã vội vào cuối hè. Mà đã gần sang thu đâu, tiết trời lại nhanh lùa về những cơn gió lạnh, rãi chút mưa mây cuối chiều làm cho dư vị mùa hè vừa qua chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Còn gì sung sướng hơn khi đương lạc lõng giữa cái nơi đất khách, trong một chiều mưa lạnh cuối hè, chạy ngay vào tiệm Việt, gọi một tô phở nóng hổi. Đi ăn ở cái xứ này, không cần phải thật ngon cho cam, chỉ cần tiện đường, vì hơn bao giờ hết, những kẻ tha phương mới hiểu được câu thời gian là vàng bạc. Nghe quảng cáo trên mạng thấy bảo có tiệm phở mở khuya, lại gần chỗ mình hay cà phơ, thì tôi tức tốc ghé ngay, lại đúng lúc những cơn mưa mới rơi tí tách, thế là nhi