Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật ký sinh viên

Hai năm sau ra trường - Tâm sự Zalo (P3)

Tiếp tục series than thở khóc dạo trên Zalo mà phải sau gần 2 năm mới tiếp tục vì một chữ "Nhác" tranh thủ thời gian rãnh rỗi tập 2 (sau khi nghỉ việc nữa). Cuộc đời con người ta nếu chỉ nhìn ở điểm hiện tại, thực khó để tưởng tượng điều gì đã chắp cánh nên hiện tượng đó. Những bài viết của tôi, nếu bạn đã đọc trước đây mà còn đang nữa tin nữa ngờ thì có thể đọc qua chuỗi bài ngắn trên Zalo này để có cái cơ sở mà tin mấy điều tui kể trong Blog là thật đến 99% + 1% thêm thắt hư cấu cho vui đời. 14/11/2016 Lâu quá chưa cập nhật, lướt tới nhìn lui lại thấy mốc meo cả lên, trang blog lượt view vẫn có mỗi ngày dù bài cuối cùng đã cách đây chừng 6 tháng, ngay cái lúc thôi bôn ba nhảy cóc mà án chừng cho một công việc bền lâu ;p Ừ thì 0 có gì phải đáng lo suy tư như hồi làm công nhân cũng chẳng phải phân vân như hồi làm bốc sếp, thành thử méo có gì để rên rỉ trên blog :3 Liệu chừng có phải đang chán ngán cho cuộc sống bình lặng sắp đến, phải chăng

Ra trường không có kinh nghiệm, sợ thất nghiệp??? P. Cuối

Nếu đọc được đến đây hẳn là bạn cũng đang giai đoạn nữa chừng xuân của năm 4 hoặc chuẩn bị năm 4, nhưng dù có năm nào thì cũng hãy cứ khoang vội, ta ún ly trà ăn miếng bánh, đọc cho nốt cái series dài ngoằn này, hy vọng những gì tôi viết trước giờ không làm bạn chán, mà nếu có chán thì cũng chịu thôi chứ biết sao giờ ahuhu. Cuối năm 4 Nên nhớ, đừng bao giờ căng thẳng và hoang mang gì cho nhiều, khi thấy lũ bạn tốt nghiệp sớm hơn, cứ ngày ngày đều đặn úp ảnh facebook/zalo khoe văn phòng nơi đi làm (Tôi dám cá rằng, hết 7/10 đứa đó sẽ lại thất nghiệp, đúng ngay lúc bạn vừa có công việc mới, sau ra trường).  Cuộc sống luôn có nhiều thứ bất ngờ cần khám phá mà, và cảm giác thất nghiệp cũng đáng để trãi nghiệm đấy, hihi. Đùa một chút cho vui, chứ giai đoạn này, hãy tham gia những chương trình kỷ yếu, những tiệc chia tay thấm đẫm mùi bia rượu cùng ít nước mắt với lũ bạn sồn sồn (Những đứa đã đồng hành với mình, từ lúc chưa có gì, đến lúc chẳng có gì thật...đó là những con người

Ra trường không có kinh nghiệm, sợ thất nghiệp??? P.3

Lúc còn là sinh viên, ngồi trên giảng đường đại học, tôi lo âu sợ thất nghiệp vãi đái. Trên lớp thì bị thầy cô hù doạ, ra đường va vấp phải mấy lời khuyên của các bậc thầy triệu phú, rồi đến cả tụi đa cấp gạ gẫm về thân phận kẻ sinh viên khi ra trường. Vốn tính tâm lý bất ổn, nhẹ dạ cả tin và hay mơ mộng, tôi thầm nghĩ đôi lúc, phải chăng đời tôi thế là teo tóp sau 4 năm đại học, nhưng ngờ đâu ra trường, ở nhà chơi không vài tháng rồi mới hiểu ra, xin việc chưa bao giờ đơn giản hơn thế! Hoạ chăng có phức tạp, đa phần do bạn tự tưởng tượng. Nếu không tin, xin đọc đến tận cùng bài này. Ai vừa lúc mới ra trường chẳng hay mơ màng về tương lai sắp đến. Sẽ giàu có hay nghèo khổ, thành công hay thất bại? Trong 2 phần viết trước, tôi tập trung đề cập khắc phục cái lỗi định mệnh là mới ra trường thì không có kinh nghiệm (Kinh nghiệm quay cóp, đạo văn thì may ra), trong khi đi đâu xin việc cũng đòi cái đó, như đòi gái còn trinh mà yêu cầu phải biết nhiều chiêu trò vậy. Nhưng hãy yên tâm,

Ra trường không có kinh nghiệm, sợ thất nghiệp??? P.2

Cả đời người, đa phần ai cũng mong muốn sự may mắn. Đơn giản vì đại đa số ấy cứ ngỡ may mắn là thứ gì đó cao siêu mà chỉ những đấng thiên liêng mới sở hữu nó, rồi chỉ chực chờ được nhận như những tín đồ mê muội.  May mắn cũng như bao sự việc, sự vật khác, đã hiện hữu ắt có nguyên do, mà người ta thường gọi là bí mật của may mắn. Tiếp nối phần trước , lật lại chút hồi ức mông lung của bộ não cá vàng này, để xem nguyên do gì dẫn đến những may mắn trong công việc, và xin việc của kẻ mới ra trường còn ngáo ngơ. Nếu đọc thấy, thì liệu có thể nhìn theo mà bắt chước được hay chăng? Sau khi nhận tin nhắn trong hộp Mail báo đậu vòng nộp đơn ứng tuyển, lần mò từng chút một trong ký ức để nhớ lại xem lý nào vừa ra trường lại có việc nhanh như vậy? Cuối năm 3 Sau 2 năm học mấy môn cơ bản, với lý thuyết, và cả chính trị... thì mãi đến cuối năm 2 tôi mới được học chuyên ngành chính, để hiểu về những ngành nghề mình sẽ làm sau này, hình dung được nó có phù hợp với mình không và đặc biệt

Ra trường không có kinh nghiệm, sợ thất nghiệp??? P.1

Ai cũng có một nổi sợ cho riêng mình, tất nhiên không ai giống ai, nhưng tôi đồ rằng dù là khác nhau đến mấy, một khi đã là sinh viên năm cuối, cũng đều có chung một nỗi lo âu, mà không ai dám nhắc tên nó, thôi để tôi nêu ra giúp luôn cho nhanh: Thất nghiệp. Ảnh chụp hôm tốt nghiệp, cũng áo quần như ai, ngáo ngơ cả năm đại học, lúc ra trường lại khá tươm tất. Thất nghiệp, bản thân cụm tự đó đã toát lên vẻ đáng ghê rợn của riêng nó, và sự thật, nó còn ghê gớm hơn cả thất học, bạn không có học nhưng cày bừa, bưng thuê, rửa chén, chăm chỉ bạn vẫn có tiền và sự nghiệp, chứ đã thất nghiệp thì hỡi ôi, dù có trăm ngàn cái chữ, mà không làm ra được một đồng trinh, chỉ tổ muối mặt gia đình và cả chính bản thân bạn, và rồi thì người đời sẽ dè biểu xa lánh.

MUỐN LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở ĐÀ NẴNG MÀ TÌM HOÀI KHÔNG THẤY??

Hưởng ứng bài chia sẻ khá chi tiết của anh Hậu về các tổ chức phi chính phủ tại group DanangYouthHub (Các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau: http://bit.ly/2AQmmyZ), trong blog này mình xin gửi một ít thông tin về các tổ chức phi chính phủ các bạn có thể tham gia tại Đà Nẵng. Thời còn làm tnv tại PNV, thấm thoát cái cũng gắn bó hơn 2 năm. Thú thật phần lớn các công việc, vị trí cần tuyển dụng được các NGO đưa lên mạng, khi đọc được chưa kịp hứng thú với các mô tả hấp dẫn về vị trí tuyển dụng, ngay lập tức đã phải hết hồn vì nhìn xuống location thì…. toàn vùng xa hoặc ở các thành phố khác (tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn là nhiều). Thực sự vừa mới ra trường mà muốn xin việc vào các khu vực này lại một vấn đề nan giải nữa – KINH NGHIỆM :3 , không phải kinh nghiệm 1 năm mà là 2 – 3 năm. Thôi thì ngưng than thở và nhanh chóng tự vun vén, vớt vát chút kinh nghiệm công việc ngay từ khi còn trên giảng đường, hoặc chộp ngay thời cơ làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ luôn kh

Bạn bè, sau mỗi lần chia tay P. Cuối

Bạn bè sau mỗi lần chia tay, cũng là những lần thấm đẫm mùi bia rượu. Sinh nhật tưởng không ai đi, thấy tội nên ráng tức tốc chạy lên dù gọi bất ngờ, ai dè đông vcl. Qua đôi câu chuyện cũ được ôn lại, tôi lại có thêm cái khí thế và tự tin về những quyết định ngáo đá, và được cho là có phần chín chắn của bản thân ( Do tôi tự vọng tưởng ). Thế rồi tối về, sau một giấc ngủ dài lê thê đến sáng mai, mọi sự lại đâu vào đấy, tức là hoạt động cả ngày cũng không có gì đổi mới, sáng trưa chiều tối đều y một bài.  Đôi khi lại có phần thê thảm, nếu như lúc trước là chán đời bất chợt, chỉ những khi rãnh rỗi lúc đêm về hay cuối tuần, thì khoảng thời gian này đây vừa chán đời lại thêm cả cái thất nghiệp nó quấn quanh, những mưu sự toan tính trước lúc tuyên bố bỏ việc, đến hiện tại lúc này, tựa như sương mờ trên đỉnh núi, thành ra cái sự tình này thật đáng phải lưu tâm lắm thay, vòng luẩn quẩn đó, tối quyết tâm hừng hực, sáng ngủ dậy uể oải, chiều ngồi buồn thẩn thơ, cứ thế cứ thế không thoát ra đư

Bạn bè, sau mỗi lần chia tay P.1

Trong đời, ai chẳng có lần chia tay, và chẳng ai tránh được những cuộc ly biệt.  Đằng sau đó, luôn là mỗi cảm nhận bất chợt vội đến rồi vội đi, để lại sâu thẳm trong tâm hồn ta những câu hỏi với câu trả lời, chỉ tự mỗi ta biết. Cũng biết tan đó, rồi hợp đó, nhưng mấy ai có diễm phúc trùng phùng như thế, trong khi phần nhiều, chia tay không hẹn ngày gặp. “Giờ chia tay nhau đã đến, còi tàu thét vang trong màng đêm…” Câu hát ấy đã vang lên bên tai tôi, trên con đường về sau buổi tiệc nhậu tiễn thằng bạn lên đường, nội dung bài hát dường như rất hợp với lòng người, chứ thực ra câu từ có vẻ đã hơi sai, vì thời nay, giờ chia tay thì chỉ có nghe mỗi tiếng máy bay chứ ít khi nghe tiếng còi tàu nữa, mà nếu có thì hẳn là đi du lịch, đi chơi xa chứ méo phải kiểu chia xa thấm đẩm nước mắt như trong phim Hàn xẻng.  Thời sinh viên vô lo vô nghĩ, tôi cũng đã từng làm một cuộc nhậu hoành tráng với thằng bạn trước khi nó đi Canada, nhưng rồi những lời tâm sự sau đó, chợt im bặt sau các cu