Chuyển đến nội dung chính

3 TUẦN ĐẦU TIÊN TẠI CANADA - SỰ THẬT VÀ LỜI ĐỒN - CHIA SẺ CÁ NHÂN.

CHIA SẺ CÁ NHÂN ĐỂ MẤY BẠN ĐỌC CHƠI, THẤY HAY THÌ LƯU Ý, TRÁNH VÀI PHIỀN PHỨC KHÔNG ĐÁNG CÓ TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐẾN CANADA.
Như một bài trước mình có viết hồi mình pass visa, hành trình sau đó tới Canada cũng hơi trầy trật không kém, những điều tìm hiểu lúc chưa qua, đến lúc qua rồi khác nhau khá nhiều, và khi qua rồi, gặp gỡ nhiều bạn lại ngộ ra thêm nhiều điều nữa, nên dưới đây là các quan điểm cá nhân gửi các bạn cùng đọc.
Trường Seneca, khu mình học và hay lui tới mỗi khi suy nghĩ vu vơ 

CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN 

DỤNG CỤ HỌC TẬP

Lời đồn: Bên cad sách vở vào mùa nhập học, sell off bán rẻ, không cần đem theo chi cho nặng nhọc. 

Sự thật: Vào nhập học 2 tuần rồi mà chả thấy giảm giá chỗ nào, đi đến shop rẻ nhất là Dollarama cũng đến 2 đồng 1 quyển vở (tức là 18x2=36 ngàn), loại rẻ hơn thì giấy mỏng, và không có đóng tệp (nghĩa là chỉ có bán giấy rời). Và nếu có mùa giảm giá thì liệu có đợi nỗi không khi vô học và tới lúc giảm thì có chen chân nỗi không. Nhớ mua luôn mấy cái kẹp hồ sơ này nọ, khi học cũng cần (Tiêu chí đỡ tốn đồng nào hay đồng đó)

MÁY TÍNH CẦM TAY

Lời đồn: Nên mua trước máy tính cầm tay qua để học toán. 

Sự thật: Tuỳ môn nha, cụ thể ngành mình - Kinh tế, mua cái Casio qua đây coi như để ngắm cho đẹp luôn, toán kinh tế bên này mình học đâu có tính sin cos tan gì đâu :((( chỉ có tính ngày tháng lãi xuất, mà cái này thì máy tính ở Canada nó mới có phím bấm tính ra được (Mua máy Texas… chi chi đó) Giá bên này mua đồ cũ thì tầm 25 - 35 đồng thấp nhất, còn cao hơn thì mua máy mới.

DỤNG CỤ NẤU ĂN

Mua sẵn các dụng cụ cơ bản như Dao/Kéo, tô inox, 1 chảo/ 1 nồi, muỗn đũa, lúc mới qua đỡ bở ngỡ, không rành đường chưa đi siêu thị được thì cũng có cái mà nấu cơ bản, khỏi túng quẫn, giá mua bên này cũng không rẻ (cá nhân mình thấy 1 nồi mới mua ở chợ Tầu tầm 25đồng rồi) Ai không ngại,mua đồ bếp đã xài rồi thì cũng ok, giá thấp. 

Lưu ý: Nhớ mua theo berberin nhé không quen đồ ăn là xác định kiệt quệ luôn. Thêm cây lấy ráy tai nhé, qua đây tìm mua không có nhớ kinh khủng khiếp.

DỊCH VỤ CHO NGƯỜI VIỆT Ở CANADA

Dịch vụ của người Việt dành cho người Việt thì cẩn thận nhé. Nếu chịu khó hóng phốt thì cũng sẽ có cái nhìn khá rõ về vấn đề này, nhưng mà bạn người Việt thì vẫn chơi vô tư hồn nhiên nhé, bên này mình qua cũng được mấy bạn DHS giúp đỡ nhiều, chứ còn mấy dịch vụ của người Việt bên này cho DHS thì sợ.

MUA VÉ MÁY BAY

Mua vé máy bay nếu muốn giá rẻ thực sự, tốt nhất là mua Online, search vé trên các trang vé giá rẻ gồm (mình hay sài): skyscanner hoặc google/flight. Mình từng đặt mua vé khi qua mạng và mua một người khác (đại lý vé cá nhân) giá trên 400k cho vé bay nội địa, nên từ đó là cứ Online thẳng tiến, tuy nhiên nếu bạn không có thẻ visa hoặc không rành công nghệ thì đành sài dịch vụ chứ sao giờ theo mình tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó (lý do xin đọc tới cuối bài). 

Nhưng cơ bản nếu có ai đó quảng cáo “anh chị có vé rẻ cho các em” nè thì cẩn thận giá không thể nào rẻ hơn so với trên Online được (vì họ không mất phí cơ sở vật chất nhiều như đại lý offline) - Nếu mua vé Online thì tính toán thời gian mình bay trước, vào search 1 - 2 lần thôi, search nhiều là Website nó sẽ biết mình đang có nhu cầu cần và ít hiện vé rẻ (Cái này cũng nghe lời đồn mà chắc có thật)

COMBO THẦN THÁNH ĐƯA ĐÓN + TÌM NHÀ + LÀM GIẤY TỜ

Có tiền thì cứ thuê dịch vụ cho nó khoẻ các bạn ah, nhưng mà hãy tiêu tiền một cách thông minh, chứ không tốn tiền lại được bonus thêm quả bực. 

ĐƯA ĐÓN: Đưa đón bạn có thể từ sân bay toronto bắt UBER/TAXI về 1 mình, không phải cảnh đi chung xe của dịch vụ, kiểu một xe chở nhiều người cùng lúc, mà giá thì quá phải chăng. Nếu không có ĐIỆN THOẠI/ĐIỆN THOẠI CHƯA CÓ SIM, không sao vẫn bắt được tút. Link tham khảo dưới đây https://bit.ly/2lJ0Yp5

Nếu trường hợp kiểu ở quê lên phố thị như mình, mới qua canada gặp gì cũng sợ thì thôi đành gọi kiều bào giúp đỡ chứ sao giờ (Check giá có hợp lý thì book trước, hỏi thăm bạn bè đã sống bên đó rồi, nói chung cũng có người này người kia, có bạn mình ở To cũng book 1 anh đồng hương chở về, giá y xì Uber). 

CÓ VÀI TRƯỜNG CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐÓN ĐƯA FREE, như trường mình, mình bị phút chót vì tin vào COMBO nên sát giờ chẳng biết làm sao về từ sân bay, bạn mình chỉ liên hệ trường, mình email ngay, 1 ngày sau được hồi âm liền, quá mừng luôn, và tối đó đến Toronto có 1 anh ra đón bưng đồ tận tình, chở sát về nhà :3 vui vẻ nhẹ nhàng.

TÌM NHÀ:

Tìm nhà thì cứ lên mấy trang GROUP NHÀ Ở CANADA (Search là ra) vô tìm liên hệ chính chủ. Hoặc chắc ăn qua ở Airbnb tầm 2 tuần tìm nhà (Vừa ưng ý, vừa giá hợp lý) 

Lời đồn: Chủ nhà Tầu khựa với Việt Nam y nhau à, không đóng thuế, không hợp đồng receipt... Chỉ có chủ Tây trắng là có hợp đồng thuế đàng hoàn thôi em ơi!!

Sự thật: Chủ TẦU siêu tội, nên mình khuyên tới Ca ở Airbnb đi tìm sự thật, tìm nhà hỏi có Hợp Đồng + Receipt thì thuê, rõ ràng, sau này không sợ lằn nhằn, thậm chí ở với chủ Tầu (Hay cho dhs Tầu thuê) tụi dhs tầu không nấu nướng, mình ở bao cả bếp sướng ru. Tự tìm nhà bạn tự chủ động được thích ở gần trường hay gần thành phố, không phải mua gói COMBO rồi để người bán COMBO quyết định số phận.

GIẤY TỜ:

Tưởng không dễ mà dễ không tưởng được. Cái bệnh nhà quê mới ra phố, nghe giấy tờ là mềm như cọng bún. Qua trước thì thuê Airbnb chọn cái nào gần ngân hàng + Service Canada Office, nhân viên siêu tội, làm nhanh gọn lẹ (NHỚ CHUẨN BỊ GIẤY TỜ QUAN TRỌNG VÔ 1 TẬP TRƯỚC KHI QUA) đi đâu cũng xách cái đống đó đi là ok không sợ thiếu sót, cái này review nhanh nè, chứ hướng dẫn đầy trên mạng:
  • Số SIN: Tìm xem Service Canada Office gần chỗ mình sẽ ở tại link: https://bit.ly/2pHRWb. Vô đem giấy tờ cần thiết (LOE, STUDY PERMIT…) vô hỏi họ nói kêu tới To lần đầu, cần làm số SIN, ok nó chỉ vô, xong đưa giấy nó cấp số SIN.
  • Mở Scotia Bank: Có số Sin rồi qua Ngân hàng, nói y như trên, mới qua, cần mở…. Ngay lập tức có 1 nhân viên Financial Advisor ra tiếp, dắt vô phòng riêng (Không hiểu tiếng Anh, yêu cầu hỗ trợ người Việt)
Trường hợp sợ quá, không dám ra trường luôn?? Không sao các bạn ah, vô nhập học vài ngày tự động có người của chính phủ tới trường làm số SIN cho bạn, SIM card cũng có luôn tại trường ha.

DỊCH VỤ DU HỌC???

Mình trước lúc qua To và sau khi qua rồi, hóng chuyện thị phi cũng hơi thấm mùi, nên chỉ gói gọn vài câu sau đây cho xúc tích chốt lại cái bài viết dài dòng này:
  • CHỌN CÔNG TY UY TÍN, có giấy tờ, trụ sở đàng hoàng mà làm (Nhiều chi nhánh uy tín càng tốt - Tức là nhiều chi nhánh, nhưng uy tín chi nhánh nào cũng tốt)
  • HẠN CHẾ LÀM QUA CÁ NHÂN - Né được thì tốt, mai mốt có rớt không biết đổ tại ai :v Lúc đầu tư vấn anh chị em thân tình lắm, sau rớt visa, hoặc nghe tư vấn cho đã xong rồi đi chọn agent khác là xác định luôn, nghe mấy bạn kể thấy tội ds :3
  • TỰ LÀM ĐƯỢC THÌ LÀM - Nhưng mình nghĩ qua dịch vụ cho khoẻ, vì mình tự làm cũng không được tiền hoa hồng từ trường, nhiều lúc sai sót lại mất thời gian, win win hai bên cùng có lợi, qua dịch vụ họ làm cho mình, đậu visa còn cho thêm quà (VÌ ĐÃ ĂN HOA HỒNG TỪ TRƯỜNG)
  • RỚT TRƯỢT DO ĐẠI SỨ QUÁN LÀ CHÍNH - Ăn thua kiếm bên nào dịch vụ ok, làm hồ sơ có tâm, có kinh nghiệm để mà hỗ trợ mình nếu có rắc rối phát sinh, chứ còn đừng cho rằng rớt là do agent (sự thật có agent làm bà điên, như các bên làm dịch vụ tự phốt nhau để tranh thủ kể tốt về bản thân, tuy nhiên đúng nghĩa với từ "dịch vụ", ăn thua là cách họ chăm sóc, và xử lý vấn đề của bạn như thế nào?)
Buôn có bạn bán có phường, du học thì cũng nên có hội, kiếm bạn bè cho đỡ tự kỷ là chính còn kiếm gấu là 10 :)

THÊM VÀI SỰ THẬT CẦN RÕ:

  • Trường bên này thường thu phí hồ sơ (Phí này bạn tự check) vì nhiều bên làm cá nhân ăn thêm phí hồ sơ hoặc hô phí hồ sơ cao hơn giá của trường (quá bưa)
  • Trường có hoa hồng cho dịch vụ (Nên khi làm thì không đóng thêm bất kỳ phí nào) trường hợp đưa hồ sơ cho agent công chứng dịch thuật thì đóng thêm 1 ít tầm 1tr cũng ok (Cơ mà đúng ra thì không thu phí gì luôn :v)
  • Luôn cân nhắc trước nơi mình chọn đến, không nên nghe agent, môi giới cá nhân 100%
LỜI KẾT:
Người xấu đã tìm thì đâu cũng thấy, người tốt muốn tìm cũng sẽ có ngay luôn :D mấy bạn dhs việt bên này rất tốt, qua học thì chơi được ai cứ chơi không phân biệt tây ta làm gì, riêng dịch vụ của cho người việt như trên thì cẩn thận :3 để có những bước đầu du học vui :v Nếu mấy bạn tự chủ động trong cuộc hành trình này như mình nói ở trên, có thể tiết kiệm được kha khá, thì tiền để làm gì, để qua đây tụ tập vui vẻ với bạn bè chứ gì nữa :v Đúng ra mỗi người mỗi cảnh, không phải ai cũng dư dã ăn chơi, tuy nhiên ăn chơi cũng là một cách để bạn kiếm job mở rộng mối quan hệ, nên hãy dành một phần nhỏ để mấy ngày đầu có thể tự tin đi chơi vs bạn bè mới quen, làm thân với nhau, chứ không nên mấy ngày đầu mà cứ tự khép mình trong phòng trọ thì stress lắm :3 

12/22/2019 - NDGBAO - Nhân một ngày rãnh rỗi viết một lèo mấy bài dang dở đã dự định viết từ 2 tháng trước. Qua đây thấy thêm cái định nghĩa mới là "procaffeinating", đéo mún làm gì nếu không có ly cà phê, ún ly cà phê Việt Nam mà khí thế văn chương ở đâu cứ tuôn trào không thôi :)))

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MUỐN LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở ĐÀ NẴNG MÀ TÌM HOÀI KHÔNG THẤY??

Hưởng ứng bài chia sẻ khá chi tiết của anh Hậu về các tổ chức phi chính phủ tại group DanangYouthHub (Các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau: http://bit.ly/2AQmmyZ), trong blog này mình xin gửi một ít thông tin về các tổ chức phi chính phủ các bạn có thể tham gia tại Đà Nẵng. Thời còn làm tnv tại PNV, thấm thoát cái cũng gắn bó hơn 2 năm. Thú thật phần lớn các công việc, vị trí cần tuyển dụng được các NGO đưa lên mạng, khi đọc được chưa kịp hứng thú với các mô tả hấp dẫn về vị trí tuyển dụng, ngay lập tức đã phải hết hồn vì nhìn xuống location thì…. toàn vùng xa hoặc ở các thành phố khác (tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn là nhiều). Thực sự vừa mới ra trường mà muốn xin việc vào các khu vực này lại một vấn đề nan giải nữa – KINH NGHIỆM :3 , không phải kinh nghiệm 1 năm mà là 2 – 3 năm. Thôi thì ngưng than thở và nhanh chóng tự vun vén, vớt vát chút kinh nghiệm công việc ngay từ khi còn trên giảng đường, hoặc chộp ngay thời cơ làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ luôn kh

Ba năm sau ra trường - Tâm sự Zalo (P Cuối)

Mùa hè ở Toronto vào tháng 6 thời tiết khá kỳ quái, hôm se lạnh như đầu thu, lúc thì mưa xối xả như mới vào xuân, cái tiết trời khó chịu này nếu không làm cho con người ta dễ đổ bệnh thì cũng phải đến nỗi suy tư trầm cảm.  Thế là như một thói quen, với phương thức chữa lành tâm hồn đã thuộc lòng từ lâu, tôi vội đem cái loa, một ly đá, và lon nước mía ra ngoài ban công nhà. Trong tiếng nhạc rock ballad, làm ly nước mía đóng lon, nhìn xa xăm cây cỏ xanh mướt ngoài xa, đôi tay lần mò đọc lại những đoạn status ở zalo. Nếu như khoảnh khắc vừa trên tôi đây đã xem chừng là bình yên, thì tôi của thời gian vừa ra trường lúc trước nếu nghe thấy chắc chỉ cười khẩy, rồi cho đấy chỉ là hành động tự kỷ. 14/11/2018 Những lời ngại chưa muốn nói cũng đã phải đành nói, chút ngượng ngùng bấy lâu cũng đã tan biến trước sự nhiệt tình siêu dễ thương của anh chị bên tổ chức, vì rằng trước đó đã nghe được lời khuyên cứ gõ, cửa sẻ mở, nên mình đánh liều làm thiệt và sau đó mở lời xin xỏ thì được ngay điều mong

LÃNG QUÊN!

"Những điều không cần nhớ thì chớ phải lưu tâm!". Là chính tôi đã tự dặn lòng sống theo kiểu như vậy cho đời thêm thanh thãn, bớt âu lo. Khí hậu ở Toronto dù được cho là có đủ bốn mùa, xuân hạ thu đông; nhưng đối với tôi, đa phần là những khoản thời gian lạnh lẽo, như cái mùa hè đẹp đẽ năm nay, chưa kịp lên kế hoạch đi picnic ngắm hoa thì đã vội vào cuối hè. Mà đã gần sang thu đâu, tiết trời lại nhanh lùa về những cơn gió lạnh, rãi chút mưa mây cuối chiều làm cho dư vị mùa hè vừa qua chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Còn gì sung sướng hơn khi đương lạc lõng giữa cái nơi đất khách, trong một chiều mưa lạnh cuối hè, chạy ngay vào tiệm Việt, gọi một tô phở nóng hổi. Đi ăn ở cái xứ này, không cần phải thật ngon cho cam, chỉ cần tiện đường, vì hơn bao giờ hết, những kẻ tha phương mới hiểu được câu thời gian là vàng bạc. Nghe quảng cáo trên mạng thấy bảo có tiệm phở mở khuya, lại gần chỗ mình hay cà phơ, thì tôi tức tốc ghé ngay, lại đúng lúc những cơn mưa mới rơi tí tách, thế là nhi