Chuyển đến nội dung chính

CÕI TA BÀ (P1)

 "Nam mố... A... di đàà... phật...", câu kinh gỏn lọn có vài từ, lặp đi lặp lại với tông giọng trầm đều như ru ngủ, phát ra từ cái máy cassette nhỏ, vang khắp căng phòng khói hương nghi ngút. Với nào là những tượng phật, đủ loại chức danh với đa dạng tư thế, những bức tranh chữ thuỷ mặc với các chủ đề về tâm linh, những kệ sách kinh chú, từng ấy thứ nom cũng ra dáng một góc tu tại gia cho những quý ông bà muốn hưởng chút ít thanh cao cực lạc ở cái cõi ta bà này.

Một nhân vật trong bộ manga saint young man. Cũng như bộ manga kia, truyện này viết đọc giải trí là chính, không drama nha các tình yêu :">

Bổng, một tiếng gõ cửa vang lên từ ngoài cửa sổ căn phòng, nơi có hàng lan tím, trắng treo lủng lẵng trước cửa. Một người đàn bà trong mảnh áo lam, đang làm lễ phật giật mình ngồi xổm dậy. Dáng bà người dầy, da trắng căng mịn, mà nếu có gặp bạn đồng tu, hẵn sẽ được người ta khen là khuôn hình đầy đặn, nét mặt phúc hậu. Ló đầu qua cửa sổ, nhìn xuống dưới, vẻ mặt thoáng chút hớn hở, nom như vớ được của hời. "Lại có chuyện gì đấy, chờ đó, tao xuống mở cửa", người đàn bà cất giọng lanh lảnh, khác hẵn những lần hạ giọng trì chú cùng các sư thầy trong ngày lễ vu lan trước đó.


- "Ôi! Em khổ lắm chị Hồng ơi, thằng chồng em, nó lại đi ngoại tình đấy ạ.", bé Năm, người vừa gõ cửa lúc nảy, tranh thủ thốt lên một câu than thở, thay cho câu chào bà chị vừa mới mở cửa. 

- "Mô phật, lại khổ thân em tôi, mày lại dây vào thứ ấy làm gì nữa, vào đây vào đây," bà Hồng cũng nhanh tiếp lời, như vội xoa dịu cái nỗi đau của người đang than thở, như cách bà hay làm mỗi khi hóng chuyện từ những bà bạn đồng tu ở chùa Giác Ngộ.

- "Mày có bắt tại trận chúng nó, hay là lại..." Bà Hồng chưa kịp dứt lời, thì bé Năm đã vội cắt ngang như để thanh minh trước cái ẩn ý của bà Hồng: "Em chưa bắt được, dễ gì chúng nó để lộ, em chỉ là mới nghe người ta kể lại!".


- "Mô phật, mày lại cũng chẳng vừa, cứ ghen tuông vô cớ, có ngày nó đánh không chừa phát nào.", bà Hồng khẳng khái, uống nắn đứa em gái nhỏ. 

- "Ấy, em vừa mới nghe người ta đi đường thấy nó đi chung với nhỏ nào đó thì em lại chạy ngay đến chị chứ đã khẳng định với thằng chồng đâu," bé Năm vội bào chữa, "Nhưng mà thằng chồng em, dạo này nó cũng có biểu hiện lạ, lại hay chửi mắng em, có lần còn xém đánh em nữa," bé Năm mếu máo.

- "Mô phật, thằng khốn nạn, đã phải phúc lớn cưới được em tao còn láo" bà Hồng quát lớn, đánh mạnh tay xuống cái bàn, như thể thị uy. "Mày để đó, đợi chiều này tao đi lễ phật về, tao chửi chết mẹ nó, cái thứ bất tài chỉ được ăn hiếp vợ." 


Bé Năm bổng miệng nhoẻn cười, nhưng cũng vội đổi qua một gương mặt hoảng hốt như điểm tô thêm cái hành động quyết liệt của bà Năm, can ngăn một cách có chủ đích "Ấy, em xin chị, có gì... chị nhẹ lời với chồng em!."


***


Bà Hồng, như thường nhật, chiều cuối tuần nào cũng lui tới chùa Giác Ngộ, đặng làm phật sự, giúp mấy thầy tiếp chuyện các quý đồng đạo, những cao niên phụ lão, hay những cô cậu nhóc được bố mẹ gửi gắm đến nương nhờ cửa chùa, nhằm lúc về có những đứa con ngoan. Với kinh nghiệm đi chùa nhiều năm, nhìn một phát là bà Hồng đã biết được ai mới đến lần đầu, những ai đã có kinh nghiệm tu tại gia, hay những đám khác đạo, ham vui đi theo bạn bè nhằm quay tiktok. 


Với mấy thành phần chỉ lui tới bỏ vài xu lẻ ở thùng phước sương, nhưng lại tranh thủ cầu lấy cầu để một tràng dài những mong muốn đơn sơ, bà chẳng thèm bận tâm; vì bọn này, chỉ đến chùa lúc lễ lớn, hay vài ngày trọng đại, chẳng thể làm thân hay đàm đạo sự đời được điều chi. Trong khi, bà Hồng lại thích tâm sự chuyện đời, vừa để trau dồi phật học, ứng dụng thực tiễn, lại có thể cứu nhân độ thế, mang đến điều bình an trong tâm mỗi phật tử, những người cũng đang rối bời bởi nhiễu nhương trong đời sống thường ngày; như cái việc bà bị bé Năm quấy rầy sáng sớm nay.


- "Cô Thanh Tịnh hôm nay lại ghé chùa làm phật sự ạ!", tiếng một người trẻ vang lên, độ chừng gần 30.

- "Dạ, mô phật chào thầy Quang, lâu quá không gặp thầy!", bà Hồng vừa bất ngờ vừa mừng, kiểu lâu ngày không gặp một người bạn tâm giao.

- "Dạ, tôi đi tu học mấy tháng bên tây, nay sư thầy cho gọi về tiếp tục tu học tại chùa, đặng trông coi giúp các việc khác.", thầy Quang từ tốn đáp. "Ah mà cũng gần đến giờ niệm Phật chiều, tôi xin phép vào trước lo việc chuẩn bị.", thầy Quang vội nói rồi quay mặt đi vào phía chánh điện.


Bà Hồng cũng vội phủi tay, gạt bớt tàn hương trên áo quần, nắn chỉnh cái cổ áo lam cách điêụ, thêu những hoa và chim, đủng đỉnh nhanh chân đi theo sau thầy Quang. 


Ở chùa này, chẳng ai là không mến thầy Thích Nhật Quang, vị sư thầy trẻ tuổi nhưng kiến thức phật học uyên thâm, chẳng những thế lại còn sớm được tu học nước ngoài, được thêm cái, thầy có nụ cười phúc hậu lắm. Cái ấy khiến những chị em đương nhăn nhó khổ đau cầu xin trước tượng Quan Âm, nếu được trông thấy cái nụ cười ấy, cũng xoa diu được chút ít phiền muộn. Và thầy lại hay cười, trong từng câu nói, cử chỉ, riêng cái ấy không cũng đủ khiến các bà cô, bà dì gần đó phải năng đi lễ mỗi đợt trăng tròn...


***


Trời mùa này đương vào Thu, có chút se lạnh; khổ cái, tiết trời đã chẳng mấy ấm áp lại thêm cảnh chùa đìu hiu dạo này, khiến sư trụ trì có chút đăm chiêu đượm buồn, khi đương ngồi nhấp chén trà, mắt hướng xa xăm về phía cổng chính. Hoà thượng Chơn Trí, kể từ khi về đây tu tập được giao quản lý chùa Giác Ngộ, cũng qua tầm hơn mấy chục mùa mưa, chưa bao giờ thấy cảnh chùa vắng lặng như bây giờ. 

- "Dạ thưa, dường như thầy đương bận tâm điều chi?", thầy Quang ngồi đối diện chợt hỏi.

- "Xã hội giờ hỗn loạn, giá trị con người dần biến chất, mà con nhìn xem!" vị trụ trì than thở, "cảnh chùa vắng lặng như này cũng có nghĩa là con người ta đương dần xa rời chánh pháp!", nhấp thêm chén trà, vị sư già tiếp tục trầm ngâm: "Ấy cũng có nghĩa là thế sự, cuộc đời vẫn còn lắm lầm than, khổ đau!". 


Một sự quả quyết, một sự đúc kết của vị sư già làm cho kẻ học trò ngồi đối diện phải nghiền ngẫm. Mặc dù lời thầy nói ra cũng không khác lắm với tứ diệu đế; điều mà Nhật Quang được học từ lúc mới vào con đường tu đạo, nhưng với bản tính ham học hỏi, thầy Quang cứ mỗi khi nghe sự trụ trì thuyết giáo, lại rất chú tâm lắng nghe, và sau đó thì phân tích, và sau nữa là thêm thắt, tìm kiếm ví dụ sinh động; để nói lại cho các chúng con nhan đệ tử, ở mỗi chương trình sinh hoạt phật pháp hay trong các khoá tu ngắn hạn mùa hè.


Chợt, vị sư trụ trì như mới nhớ được điều gì, trông khoái chí lắm, cười khà khà:

- "Hôm qua, chùa ta được ghi hình đăng lên hẵn tốc tốc đấy", sư cụ lấy làm vui vẻ, trong khi thầy Quang thì còn ngờ ngợ chưa hiểu điều chi

- "Thưa thầy, tốc tốc là cái gì ạ, một chương trình truyền hình mới chăng?"

- "Ah không phải, được thế thì đã tốt! Cái mà mấy sư trẻ hay coi trên điện thoại ấy, ta hỏi thì mấy đứa bảo tốc tốc", sư trụ trì Chơn Trí nói tiếp: "Hôm qua có đệ tử nào đó lên chùa, phỏng vấn mấy thầy rồi khen chùa ta đẹp", nói đoạn sư trụ trì vuốt râu, trông có vẻ hài lòng về lời khen ấy lắm, mắt đảo một vòng quanh cảnh chùa, nơi có tượng phật bà Quan Âm to lớn mặt hướng về phía cổng chính, dưới chân tượng là một hồ lớn có nào những hoa sen và cá cảnh to bự, thấp thoáng phía sau là những chậu lan cảnh được phật tử cúng biếu.

- "Ah con biết rồi!" thầy Quang mặt sáng ra, như tỏ vẻ được phát kiến gì lý thú lắm

- "Thầy nói phải, hổm rày, chùa ta có vẻ nỗi tiếng lắm."

- "Mai mốt có khi còn được lên đài truyền hình, mong vậy mà chùa ta bớt cảnh thưa người.", vị sư cụ lại trầm ngâm.


***


Hoà chung cái tình cảnh đìu hiu như chùa Giác Ngộ, một cái am nhỏ ở trên đoạn núi gần thành phố trông cũng chán đời không kém. Một chiếc lá rơi vào cái tách trà đã khô nước, chỉ còn mỗi bã trà. Một vị sư thầy chừng 30, 35, khuôn mặt khắc lên những khỗ não muộn phiền, như một người trần tục bị lắm sự phiền nhiễu bao quanh, như... một người đương mất ngủ.


Phải, đã bao ngày vị sư không ngủ được, thao thức vì một nỗi, từ lúc được giáo hội cho về truyền bá phật pháp khu vực quanh vùng núi này; những tưởng đất cũ đãi người mới, nhưng mà không, thú rừng còn ít thấy, huống chi là...phật tử. Sư thầy tên tục là Trí, lấy pháp danh là Thông Tuệ. 


Chữ Thông, trích ra từ câu kệ "Thể Dụng Viên Thông", thêm chữ Tuệ, hàm ý cho sự phát triển của chữ "Trí", như mong muốn của người thầy đã dẫn dắt thầy Trí vào con đường chân tu; với hy vọng đệ tử của mình dù có trí nhưng phải biết đem cái trí mài dũa theo chánh pháp, đạt được thông tuệ cao nhất, ấy chính là giác ngộ, rồi truyền bá sự ngộ đạo đó cho đời.


Lời thầy nói năm nào khi thầy Thông Tuệ xuất gia, giờ như còn văng vẳng bên tai. Từ trong mái hiên trước am, bên bàn uống chè, nhìn xa xăm bên triền dốc, nơi lô nhô vài cái nhà cấp bốn, với mấy con đường đang dang dở, nghe đồn do xã thiếu kinh phí năm nay nên tạm ngưng, thầy Tuệ thở dài ngao ngán:

- "Thông tuệ kiếp này dù có đạt được nhưng biết giác ngộ cho ai đây!? Tu đạo nhưng không thể dấn thân vào đời, phải ở nơi xa xôi cùng cốc này, đặng như phí công thầy tận tình chỉ dạy năm xưa! Hỡi ôi!".


Đang đọc dở cuốn Đường Xưa Mây Trắng trên tay, vội khép quyển sách lại, suy ngẫm một hồi lâu, như chợt nhớ ra điều chi, mặt thầy rạng rở như ngộ được một lẽ sống mới. Đoạn, thầy cất quyển đang đọc vào một bên tủ, nơi gần góc bàn uống chè, kéo nhẹ cái hộc ở bên dưới ra, một cuốn sách lấp lánh với bìa cứng và trang trí có ánh phản quang, trông  bề ngoài cũng được mã lắm.

- "A hay là!", thầy thốt lên, trên tay rút ra quyển Think and Grow rich, tác giả Napoleon Hill.

(Còn tiếp)

NDGBAO 01/10/2022


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MUỐN LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở ĐÀ NẴNG MÀ TÌM HOÀI KHÔNG THẤY??

Hưởng ứng bài chia sẻ khá chi tiết của anh Hậu về các tổ chức phi chính phủ tại group DanangYouthHub (Các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau: http://bit.ly/2AQmmyZ), trong blog này mình xin gửi một ít thông tin về các tổ chức phi chính phủ các bạn có thể tham gia tại Đà Nẵng. Thời còn làm tnv tại PNV, thấm thoát cái cũng gắn bó hơn 2 năm. Thú thật phần lớn các công việc, vị trí cần tuyển dụng được các NGO đưa lên mạng, khi đọc được chưa kịp hứng thú với các mô tả hấp dẫn về vị trí tuyển dụng, ngay lập tức đã phải hết hồn vì nhìn xuống location thì…. toàn vùng xa hoặc ở các thành phố khác (tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn là nhiều). Thực sự vừa mới ra trường mà muốn xin việc vào các khu vực này lại một vấn đề nan giải nữa – KINH NGHIỆM :3 , không phải kinh nghiệm 1 năm mà là 2 – 3 năm. Thôi thì ngưng than thở và nhanh chóng tự vun vén, vớt vát chút kinh nghiệm công việc ngay từ khi còn trên giảng đường, hoặc chộp ngay thời cơ làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ luôn kh

Ba năm sau ra trường - Tâm sự Zalo (P Cuối)

Mùa hè ở Toronto vào tháng 6 thời tiết khá kỳ quái, hôm se lạnh như đầu thu, lúc thì mưa xối xả như mới vào xuân, cái tiết trời khó chịu này nếu không làm cho con người ta dễ đổ bệnh thì cũng phải đến nỗi suy tư trầm cảm.  Thế là như một thói quen, với phương thức chữa lành tâm hồn đã thuộc lòng từ lâu, tôi vội đem cái loa, một ly đá, và lon nước mía ra ngoài ban công nhà. Trong tiếng nhạc rock ballad, làm ly nước mía đóng lon, nhìn xa xăm cây cỏ xanh mướt ngoài xa, đôi tay lần mò đọc lại những đoạn status ở zalo. Nếu như khoảnh khắc vừa trên tôi đây đã xem chừng là bình yên, thì tôi của thời gian vừa ra trường lúc trước nếu nghe thấy chắc chỉ cười khẩy, rồi cho đấy chỉ là hành động tự kỷ. 14/11/2018 Những lời ngại chưa muốn nói cũng đã phải đành nói, chút ngượng ngùng bấy lâu cũng đã tan biến trước sự nhiệt tình siêu dễ thương của anh chị bên tổ chức, vì rằng trước đó đã nghe được lời khuyên cứ gõ, cửa sẻ mở, nên mình đánh liều làm thiệt và sau đó mở lời xin xỏ thì được ngay điều mong

LÃNG QUÊN!

"Những điều không cần nhớ thì chớ phải lưu tâm!". Là chính tôi đã tự dặn lòng sống theo kiểu như vậy cho đời thêm thanh thãn, bớt âu lo. Khí hậu ở Toronto dù được cho là có đủ bốn mùa, xuân hạ thu đông; nhưng đối với tôi, đa phần là những khoản thời gian lạnh lẽo, như cái mùa hè đẹp đẽ năm nay, chưa kịp lên kế hoạch đi picnic ngắm hoa thì đã vội vào cuối hè. Mà đã gần sang thu đâu, tiết trời lại nhanh lùa về những cơn gió lạnh, rãi chút mưa mây cuối chiều làm cho dư vị mùa hè vừa qua chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Còn gì sung sướng hơn khi đương lạc lõng giữa cái nơi đất khách, trong một chiều mưa lạnh cuối hè, chạy ngay vào tiệm Việt, gọi một tô phở nóng hổi. Đi ăn ở cái xứ này, không cần phải thật ngon cho cam, chỉ cần tiện đường, vì hơn bao giờ hết, những kẻ tha phương mới hiểu được câu thời gian là vàng bạc. Nghe quảng cáo trên mạng thấy bảo có tiệm phở mở khuya, lại gần chỗ mình hay cà phơ, thì tôi tức tốc ghé ngay, lại đúng lúc những cơn mưa mới rơi tí tách, thế là nhi