Chuyển đến nội dung chính

BLAME! Một phiên bản Ma Trận nơi Neon thủ vai John Wick

Lời ngỏ đầu cho bộ truyện này:

Nếu có lúc nào đó bổng nhiên thấy lòng ngập tràn những muộn phiền, những sầu não của đời người, hãy tạm lánh mình vào thế giới của BLAME!, nơi không gian và thời gian là vô chừng, để tự thấy rõ vượt xa hơn những cảm xúc lý trí đơn thuần của xác thân phàm tục này, chúng ta có gì?

Hay chính xác hơn, những muộn phiền ấy, liệu có đáng để tâm trong cõi tạm?

Nếu bạn đọc đã từng xem qua và có chút hứng thú với phim Ma Trận (The Matrix) hoặc một bộ phim được thủ vai bởi cùng một diễn viên, Keanu Reeves - John Wick, tôi khá chắc rằng đây sẽ là bộ manga xứng đáng cho bạn đốt một ngày thành xuân để cày hết bộ này trong khi đang tìm kiếm một điều gì đó xoa tan những vấn vươn thường nhật.


Tên truyện: BLAME!

Số chap: 65 (Đã hoàn thành)

Thể loại: Hành động - Hậu tận thế - Khoa học viễn tưởng - Cyberpunk - Dystopia - Tâm lý (Cảm nhận cá nhân)

Tác giả: Tsutomu Nihei


TÓM TẮT GỌN (TRÁNH SPOIL):


Trong một thế giới tương lai, chỉ còn lại những gỉ sét, cũ kỷ, với tên gọi chung là thành phố - The city, một dạng siêu cấu trúc đồ sộ. Nơi khái niệm về không gian và thời gian chỉ là những con số vô chừng, trong cái mênh mông vô định đó, nhân vật chính - Killy, xuất hiện và rảo bước trên hành trình cũng mông lung như thế giới anh đang tồn tại. Mang ý chí về một nhiệm vụ gần như bất khả thi, tìm và bảo vệ người mang gen Net giữa một không gian rộng không tưởng tựa hệ mặt trời, bao quanh là những kẻ thù đang lùng giết anh.


Một hành trình tìm, giết và bị giết (Như John Wick), lặp đi lặp lại giữa dòng thời gian bất tận, có khi cả trăm hay cả ngàn năm (Tựa The Matrix). Trên hành trình của Killy, không có mở đầu lẫn kết thúc, tôi hay chính bạn, một người đọc, sẽ tự cảm nhận được những triết ý sống cho bản thân thông qua nét vẻ tuyệt đỉnh của tác giả mà không cần phải tìm đến những câu thoại triết lý ý nghĩa, vốn hay bắt gặp ở bao bộ manga bình thường khác.

CẢM NHẬN RIÊNG:

Nét vẽ, hơi xấu, khó nhìn. Đó là cảm nhận có vẻ chung chung của đa phần người đọc mà tôi có lướt qua ở các trang web đăng truyện. Nhưng sau khi đọc qua 3 chap đầu, những nét vẻ tưởng chừng là nguệch ngoạc, rời rạc ấy, kỳ thực lại tinh xảo chi tiết vô cùng, giúp người đọc nhanh chóng hoà nhập vào cái thế giới có kết cấu máy móc, lạnh lẽo, gai góc. Nếu có từng đọc B'TX – Người X của Kurumada Masami, thì sẽ dễ hình dung được sự tương phản của hai kiểu vẻ cho cùng một thế giới máy móc - cyberpunk.



Và kiểu vẽ của Tsutomu Nihei thực sự là khó nhìn cho ai hay đọc thể loại manga dành cho tuổi thiếu niên, và kỳ thực chính thế giới của BLAME! cần một nét vẽ của Tsutomu Nihei với những chi tiết máy móc được thể hiện chỉnh chu, những con ốc, những đường dây điện, những ống thở, những khớp nối máy...được trưng ra rõ ràng, vô hồn như chính bản thân chúng.

Khối kiến trúc của the City cũng được thể hiện với tỷ lệ hợp lý để người đọc nhìn ra được sự nhỏ bé của những con người đang lầm lũi trong the City hết trăm năm đến ngàn năm (Tui có tìm hiểu thì bác tác giả cũng dân kiến trúc rẻ ngành sang manga).

Cách vẽ của Tsutomu Nihei có thể không quá mượt, dễ nhìn nhưng mà chi tiết, chính sự chăm chút chi li cho từng đốm sáng, từng sợ dây điện...điều đó làm cho bộ manga này hay chính xác hơn thế giới megastructure được hiện ra rõ ràng, như cách ta nhớ lại một cảnh tượng đã từng thực nhìn trước đó trong quá khứ.


Chi tiết của những nét vẽ thể hiện không chỉ qua tầng khối kiến trúc mà qua việc thể hiện các nhân vật, những quái vật, những vật thể sống lai tạp...làm cho thế giới của BLAME mặc dù vô hồn theo kiểu chết chóc chỉ có máy móc nhưng cũng vừa sống động.


Một góc nhỏ trong thành phố, mà độ lớn của nó vượt xa hơn cả hình ảnh là trí tưởng tượng của người đọc, có thể kể đến trong vài chap, khi nhân vật chính Killy đi tìm người bạn đồng hành Cibo chỉ việc lang thang trong một tầng mà đã có diện tích gấp mười lần trái đất (Chap 57), hay việc di chuyển từ tầng này sang tần kia cũng đã ngốn thời gian hơn cả tháng (Chap 37). 

Tuy nhiên cái hay ở đây con số tác giả thể hiện tính bằng giờ cho thời gian và tính bằng km cho diện tích, để người đọc tự hình dung, mườn tượng về con số và đôi khi dành thời gian lên mạng tự tìm hiểu thêm, từ đó mới 'Wow! Không ngờ lại như vậy..."


Bộ truyện BLAME! đúng nghĩa một quyển truyện tranh với chỉ...toàn là tranh, quả thực vậy, hội thoại trong BLAME! rất ít, trải dài cả hành trình của Killy là những khoảng sâu thăm thẳm trong thành phố vô tận được xây dựng liên tục từ năm này qua năm khác, mỗi tầng tầng lớp lớp được liên tục bồi đắp bởi những Thợ xây, được thể hiện chỉ thông qua tranh ảnh. Những màn hành động nghẹt thở, đuổi giết nhau, những đoạn hội thoại lấp lững, không triết lý, vội vàng bị ngắt bởi những sự kiện bất ngờ đang xen, làm cho thế giới của BLAME, vô tận là vậy được thu hẹp lại, thời gian trong BLAME! vô chừng là vậy trôi qua nhanh chóng.

Vậy câu thoại ít có làm cho BLAME! trở thành bộ truyện vô tri để người đọc chỉ có mỗi nhìn tranh rồi lướt qua cho xong? Thực tế mình đã phải đọc lại một chap có khi vài lần, ngừng lại để tìm kiếm trên google vài đoạn thông tin mơ hồ về thế giới của BLAME! chỉ để hiểu điều gì đang diễn ra. 

Nội dung của BLAME! không có mở đầu vì Killy xuất hiện ngay chap đầu tiên cũng chẳng có một lời giới thiệu, chính cách anh hành xử trong suốt các chap sau đó đã chính là câu giới thiệu không lời về nhân vật chính với một nhiệm vụ duy nhất, tìm người mang gen Net. Cả cái kết cũng chỉ là một cái kết mở nốt! 


Những đoạn đối thoại trong BLAME! giữa Killy và Cibo hay giữa nhân vật chính với các vai phụ khác thật hiếm hoi vừa đủ để người đọc không phải lướt vội quá nhanh, mà phải tò mò và tự kích thích khả năng suy luận của bản thân, như chính Killy đang lần mò nhiệm vụ của mình giữa the City. 

Rồi từng chút một, tiến đến những câu trả lời mơ hồ rằng siêu cấu trúc (Mega structure) là gì? Từ đâu lại có thành phố này? Thế giới trong BLAME là gì? Đấy là một trong những cái hay khiến tôi phải làm một bài review về bộ này giữa bao bộ manga thuộc thể loại khoa học viễn tưởng khác.

Không khởi đầu, không kết thúc, những điều xảy ra chỉ có giết, bị giết, tìm kiếm và lặp lại. Không những cảnh yêu đương, không một nỗi gượng buồn, không sự hối tiếc, không một lời vô nghĩa, lẫn cả triết lý ..vô định và vô chừng như thế giới của BLAME! là chìa khoá đa năng để mở ra những ý nghĩa riêng đối với từng người đọc khác nhau.



Và theo cá nhân tôi, tôi có thể trả lời rằng BLAME! cũng có, hay rất nhiều các ý nghĩa khác nhau. Mà từ đó tôi đã có thể rút ra một lời ngỏ bạn đã đọc được phía đầu bài. Trong một thế giới rộng lớn, hun hút sâu thăm thẳm, đầy hỗn mang liệu tình yêu, lí trí có thực là một sự ý nghĩa cuộc sống cần có? Cái chết hay sự sống có còn quá quan trọng?.

Một tôn giáo, một đức tin có thực là sự cứu rỗi duy nhất ngoài nhu cầu cơ bản nhất, là sống còn? Suy ra trong thế giới ta đang tồn tại đây, nếu hiểu được không gian quanh ta rộng lớn đến chừng nào, thời gian trăm năm hữu hạn của đời người dài biết bao lâu thì những nỗi buồn xảy đến, những biến cố ập tới hẳn chỉ là những bụi phàm thoáng qua làn da xác thịt! 


Vậy ta mới thấy có những chuyến đi, những đợt hành hương để được hiểu chính ta, như Killy trên hành trình vô định với ý thức duy nhất cậu có là nhiệm vụ được mặc định trong ký ức từ cơ chế đã tạo nên cậu, The Netsphere! 

Khi tôi hay bạn hiểu ra được mục đích sống duy nhất ở thế gian này, có lẽ đó sẽ là ngày chúng ta có thể hiểu được sự buông bỏ, để vượt xa cái đau khổ, bi luỵ, tham sân đời thường, để đượt giải thoát. Cũng có thể cái ngày đó sẽ không có thật vì hành trình thực hiện điều đó phải chăng vốn đã là sự giải thoát!


Về nội dung truyện, về sự đồ sộ của thế giới BLAME! về những chủng tộc người, những tầng lớp kiến trúc...và về hàng trăm câu hỏi khác như Killy là ai, tại sao lại có the City, ai tạo ra thế giới Net....

Có thể một bài duy nhất là không đủ để giải thích hết tất cả, nếu vẫn chưa thoả mãn được cái sự tò mò về thế giới của BLAME! Bạn có thể tìm đọc một tập truyện khác của cùng tác giả, NOISE, đề cập về thời điểm trước BLAME! hoặc tìm đọc trên wikipedia về mô tả các tổ chức, hệ thống và nhân vật được đề cập trong truyện hoặc một vài diễn đàn, bài viết phân tích về BLAME! để có cái nhìn khái quát hơn về bộ truyện tuyệt vời này!

Hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn mới, thú vị hơn về cuộc sống hiện tại sau khi đọc xong bộ này!

NDGBAO 07/06/2023    



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MUỐN LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN TẠI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở ĐÀ NẴNG MÀ TÌM HOÀI KHÔNG THẤY??

Hưởng ứng bài chia sẻ khá chi tiết của anh Hậu về các tổ chức phi chính phủ tại group DanangYouthHub (Các bạn có thể tìm đọc lại tại link sau: http://bit.ly/2AQmmyZ), trong blog này mình xin gửi một ít thông tin về các tổ chức phi chính phủ các bạn có thể tham gia tại Đà Nẵng. Thời còn làm tnv tại PNV, thấm thoát cái cũng gắn bó hơn 2 năm. Thú thật phần lớn các công việc, vị trí cần tuyển dụng được các NGO đưa lên mạng, khi đọc được chưa kịp hứng thú với các mô tả hấp dẫn về vị trí tuyển dụng, ngay lập tức đã phải hết hồn vì nhìn xuống location thì…. toàn vùng xa hoặc ở các thành phố khác (tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn là nhiều). Thực sự vừa mới ra trường mà muốn xin việc vào các khu vực này lại một vấn đề nan giải nữa – KINH NGHIỆM :3 , không phải kinh nghiệm 1 năm mà là 2 – 3 năm. Thôi thì ngưng than thở và nhanh chóng tự vun vén, vớt vát chút kinh nghiệm công việc ngay từ khi còn trên giảng đường, hoặc chộp ngay thời cơ làm tình nguyện viên cho các tổ chức phi chính phủ luôn kh

Ba năm sau ra trường - Tâm sự Zalo (P Cuối)

Mùa hè ở Toronto vào tháng 6 thời tiết khá kỳ quái, hôm se lạnh như đầu thu, lúc thì mưa xối xả như mới vào xuân, cái tiết trời khó chịu này nếu không làm cho con người ta dễ đổ bệnh thì cũng phải đến nỗi suy tư trầm cảm.  Thế là như một thói quen, với phương thức chữa lành tâm hồn đã thuộc lòng từ lâu, tôi vội đem cái loa, một ly đá, và lon nước mía ra ngoài ban công nhà. Trong tiếng nhạc rock ballad, làm ly nước mía đóng lon, nhìn xa xăm cây cỏ xanh mướt ngoài xa, đôi tay lần mò đọc lại những đoạn status ở zalo. Nếu như khoảnh khắc vừa trên tôi đây đã xem chừng là bình yên, thì tôi của thời gian vừa ra trường lúc trước nếu nghe thấy chắc chỉ cười khẩy, rồi cho đấy chỉ là hành động tự kỷ. 14/11/2018 Những lời ngại chưa muốn nói cũng đã phải đành nói, chút ngượng ngùng bấy lâu cũng đã tan biến trước sự nhiệt tình siêu dễ thương của anh chị bên tổ chức, vì rằng trước đó đã nghe được lời khuyên cứ gõ, cửa sẻ mở, nên mình đánh liều làm thiệt và sau đó mở lời xin xỏ thì được ngay điều mong

LÃNG QUÊN!

"Những điều không cần nhớ thì chớ phải lưu tâm!". Là chính tôi đã tự dặn lòng sống theo kiểu như vậy cho đời thêm thanh thãn, bớt âu lo. Khí hậu ở Toronto dù được cho là có đủ bốn mùa, xuân hạ thu đông; nhưng đối với tôi, đa phần là những khoản thời gian lạnh lẽo, như cái mùa hè đẹp đẽ năm nay, chưa kịp lên kế hoạch đi picnic ngắm hoa thì đã vội vào cuối hè. Mà đã gần sang thu đâu, tiết trời lại nhanh lùa về những cơn gió lạnh, rãi chút mưa mây cuối chiều làm cho dư vị mùa hè vừa qua chỉ còn là những ký ức mờ nhạt. Còn gì sung sướng hơn khi đương lạc lõng giữa cái nơi đất khách, trong một chiều mưa lạnh cuối hè, chạy ngay vào tiệm Việt, gọi một tô phở nóng hổi. Đi ăn ở cái xứ này, không cần phải thật ngon cho cam, chỉ cần tiện đường, vì hơn bao giờ hết, những kẻ tha phương mới hiểu được câu thời gian là vàng bạc. Nghe quảng cáo trên mạng thấy bảo có tiệm phở mở khuya, lại gần chỗ mình hay cà phơ, thì tôi tức tốc ghé ngay, lại đúng lúc những cơn mưa mới rơi tí tách, thế là nhi