Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Ngày 8 tiếng, đời công sở P.1

Trời về chiều ảm đạm, nhìn xa xa những toà nhà cao tầng vô cảm, ánh tà dương hắt từng mảng màu vintage lên các bờ tường trắng, khiến phong cảnh trông thê lương đượm buồn phải biết, trong cơn gió chiều thoáng qua, cái hơi lạnh khó chịu chốc chốc bổng làm cho con người ta chợt lạnh lẽo và đôi khi là lạnh lòng.  Thường thì chính những lúc thế này, các suy nghĩ về tương lai, những hoài niệm của quá khứ lại một lúc xoay cuồng trong cái não đã vơi bớt nếp nhắn của tôi, mỗi sự hào nhoáng trong quá khứ đi sau với hoàn cảnh hiện tại kéo theo cái tương lai mơ hồ quả thật biết cách để làm đau đớn tấm lòng một con người trẻ. View nhìn từ công ty của mềnh - Xa xa là bán đảo Sơn Trà thì phải. Trong khi mấy con bánh bèo đồng nghiệp bên cạnh mãi selfie với cảnh chiều tà và ánh hoàng hôn đang đỏ rực, thì tôi đây chả thấy có xúc cảm tẹo nào. Vì rằng người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ, với một kẻ đang lao đao, vì thảm cảnh cuối tháng khô héo chực lương như chó chực cơm thì còn gì có thể làm lò

Cái bất hũ trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng

Từ năm 1936 đến năm nay (2017), tính đến đếm lui, té ra cũng tròn gần được 81 năm nếu tính không lầm, án văn ấy, hơn 80 năm qua, quá một đời người vẫn còn duy giá trị, cái tả thực trần trụi của thời đại. Truyện cầm trên tay là một quyển mỏng, nói đúng ra là truyện ngắn, ngắn trong câu chữ mà giá trị nội dung thực như dài đến vô tận, nghĩa là đến mãi hơn 80 năm sau, cái nghĩa ấy vẫn còn trơ trơ giữa đời này, chỉ là người ta không thấy, hoặc cố ý như vô tình không muốn thấy, cái sự giáo dục về trinh tiết, về tình dục, bao đời nay vốn nhạy cảm, hạn chế nói đến, không chỉ ngày xưa mà tân thời lúc này vẫn nguyên tình trạng ấy.  Câu chữ của bác Phụng (gọi cho thân quen theo kiểu phía Bắc :v ) chứ tính ra cũng phải kêu ông cố mới phải phép, thôi vì câu văn của bác ấy cũng trần tục và ngang phè phè ra, nên cứ gần gũi chân thực là tốt nhất. Báo chí, sách truyện ngày nay, vẫn luôn lấy cái mảng tối, cái xấu xa như là cần câu giật tít, để bán kiếm cơm, kiếm cháo qua ngày, vẫn cái sự vạ

Mãi là anh em

Cái nắng đầu xuân le lói qua hàng lá hoa trổ bông trước nhà hàng xóm, thêm chút không khí lành lạnh đầu sớm mai, thật khiến cho người ta phải chộn rộn trong lòng. Ấy là đối với những người có không khí Tết, nhưng riêng Duy, chẳng phải là một ngày như bao ngày chăng? 9 mùng Tết thoạt trôi nhanh như cái chớp mắt, sáng Chủ nhật cuối cùng của đợt nghĩ Tết Duy vẫn tươm tất như đầu mùng 1, áo quần chỉnh tề đầy đủ, Duy rảo nhanh bước chân ra ngoài như có một cuộc hẹn đang gấp lắm.

Lang thang 2 ngày tại Sài Gòn P. Cuối

Lê bước chân trên còn đường lớn, giữa lòng phố lạ, bản thân chợt thu nhỏ lại, để kìm nén một sự khao khát đang chực chờ bùng phát. Đêm ở Sài Gòn, thiệt thú vị không biết nói sao, đại khái như kẻ thong manh được một dịp sáng mắt. Sau hồi ăn nhẹ tại khu công viên trước nhà thờ Đức Bà, thì lũ chúng tôi kéo qua khu đi bộ Nguyễn Huệ, trước đó không quên ghé một tiệm trà sữa đặc sản ở thành phố mang tên Bác, mà mãi tới lúc viết cái bài này, thương hiệu ấy vẫn chưa xuất hiện ở nơi nào khác ngoài Sài Gòn – Trà sữa Phúc Long, chúng tôi chen chân vào một cửa hiệu nhỏ nằm cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ, lần đầu tiên cái vị trà sữa có thương hiệu chảy qua họng, làm tôi thấy mơ màng, khác hẳn mấy loại trà vĩa hè đầy những vị mùi của hàng Tàu khựa, không hẹn ngày hết hạn.  Ngồi đây uống vài ngụm, nhìn người đi qua lại lại, tôi mới chợt hiểu thế nào là thành phố trẻ, nơi những người trẻ tuổi khao khát được tìm về cùng hoài bão của riêng mình, tôi đã có một khoảng thời gian ngẫm nghĩ như thế, theo

Lang thang 2 ngày tại Sài Gòn P.1

Tối ngày 9/8 sau khi ăn no nê cùng lũ bạn, một chầu nhậu của những con người thất nghiệp, tôi vội chạy về nhà thu xếp chút hành lý cho chuyến khởi hành đêm, đi Sài Gòn. Sài Gòn, thành phố hoa lệ, với hoa cho người giàu và lệ dành cho kẻ nghèo. Một hòn ngọc của Viễn Đông trong quá khứ, nơi mà hầu hết những lũ sinh viên chúng tôi, ở cái dãy miền Trung này, luôn khao khát được đến và lập nghiệp, người ta chẳng nói đất cũ đãi người mới đó sao. Nơi sôi động, trẻ trung nhất Việt Nam này, đã luôn là cảm hứng của chúng tôi trong những lần trên giảng đường, trong những lần mơ màng về tương lai sắp đến. Sau ra trường, đúng thật, lũ bạn đã lần lượt đội nón ra đi, theo kiểu không hẹn ngày gặp lại. Chúng nó đi Sài Gòn hết thẩy, còn tôi lại bám víu quê nhà, ôi 3 tháng đầu tiên kể từ lúc tốt nghiệp, tôi đã thành ra một chàng thanh niên thất nghiệp đúng điệu, râu tóc xuề xoà, và đôi mắt thì luôn thâm quần vì những lần thâu đêm đánh game. Sau vài lần cà phê qua lại với hội bạn thân, chúng