Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Du học Canada

Đi tìm tự do ở xứ tự do!

Trong khi ở một xứ ruộng nước nào đó, nơi xa xôi ở phía Đông của trái đất đang rêu rao về những ngôn từ tuyên truyền về tự do, độc lập và từ đó dẫn đến...hạnh phúc như..trên thiên đường. Thì, phía bên Tây bán cầu, có những xứ cũng tranh thủ không ngừng truyền miệng về cái sự tự do...về kinh tế, và cố nhiên, kinh tế tốt sẽ có hạnh phúc. Trong khi hai bên các xứ thuộc với những văn hóa và thành tựu khác nhau đang mãi mê tung hô bản thân và cũng chẳng quên dìm hàng bên đối diện với những lời lẽ có phần sống động như "giẫy chết", "man di", "hạ đẳng", "hỏa ngục"... Lên máy bay tìm đường tự do tại góc bếp xứ tư bản Thì cùng trong bối cảnh đó, Mờ-hê-đi, một cậu chàng với cái nét vẻ Trung Đông đặc trưng, đang dần dần tận hưởng được cái sự tự do, khái niệm luôn ám ảnh hàng bao thế hệ từ các vùng đất tự do này di cư đến vùng đất tự do khác. "Ê, Mờ-hê-đi, mày có PR ( The permanent resident ) rồi, giờ mày đã là người tự do!" Mờ-hê-đi cười tươi rói,

Những ngày chủ nhật!

Trong những tháng ngày còn cắp sách đến trường, chỉ thích mỗi chủ nhật, mặc dù chủ nhật vẫn phải đi học thêm, nhưng ít ra vẫn đỡ hơn đi học trên trường cả một ngày dài. Và cái sở thích đó vẫn chẳng đổi thay đến khi vào đại học, tốt nghiệp ra trường, rồi đi làm. Nhà gần ngay biển cơ mà bị lười dậy sớm, thành thử lâu lâu mới trầm mình một lần cho đời bớt nhạt Những ngày thứ sáu, vào mỗi cuối giờ chiều, mặc dù công việc có đôi chút gọi là sấp mặt, nhưng vẫn thấy vui vui, có chút nao nao trong lòng, vì biết rằng, sau 5h30 chiều là ta sẽ có 2 ngày cuối tuần xả hơi. Thông thường từ thứ 5 hoặc sáng thứ 6, trong đầu tôi đã định sẵn cho bản thân những thứ sẽ phải làm, những kèo nào sẽ phải đi và những ai sẽ phải gặp, dù cho những hoạt động nghe vẻ rất gì và này nọ kia chỉ quanh đi quẩn lại 3 chữ "đi cà phê". Lâu lâu hứng thì sáng đi tắm biển, tối về coi phim một mình, hoặc phá cách thì tôi lại hú đám bạn đèo nhau lên lưng chừng núi gần thành phố, dựng cái lều ngủ qua đêm, đặng hít ít

Đêm đông cô đơn.

Chiều thứ năm, gần cuối tháng 12, thời tiết có gió lạnh nhưng không quá buốt, mặc dù vậy cũng đủ để lại chút giá băng trong con tim này. Một chút mưa bay lất phất giữa bầu trời xám xịt, như chung một màu ảm đạm trong suy nghĩ người đương ngắm nhìn. Và một ngày thì như mọi ngày, sau khi làm vài thứ linh tinh thì choàng cái áo và xách xe ra. Đạp qua các dãy đường quen thuộc, đi ngang qua quán Cà phê Aroma gần đó, may là người ta còn mở cửa vì đêm hôm nay đã là Giáng Sinh, lấy vội ly cà phê nóng 2 kem 1 sữa, tôi lại đạp tiếp đến nơi chốn quen thuộc mỗi chiều về, khu khuôn viên rộng gần trạm tàu York University. Trước đêm Giáng Sinh, không có nhiều người qua lại chỗ tôi hay ngồi như trước, cảnh trước mắt chẳng một sinh vật nào ngoài cỏ cây. Những cơn mưa phùn lúc đầu buổi chiều giờ thay bằng những bông hoa tuyết bám hết vào áo và mặt. Nhấp một ngụm cà phê, tôi bật vội list nhạc từ Spotify đã chuẩn bị sẵn cho cái cảnh tình chẳng mấy vui này. Khuôn viên trung tâm York University tôi hay đến

Khi chợt nhận ra rằng thời điểm 30 chẳng phải là một tuổi 20 mới!

Tôi đã có một suy nghĩ như vậy, sau vài ngày ở Montréal, thành phố lớn nhất tỉnh Québec, Canada. Đến Montréal, đón tôi không phải là cái không khí mới lạ mà tôi từng háo hức trước khi đi, cái cảnh tình hiện ra trước mắt tôi, chỉ có thể hát lại hai câu của bác Trịnh: Một hôm bước qua thành phố lạ/ Thành phố đã đi ngủ trưa. Đi trúng cái mùa mưa quần què, chụp kiểu chi cũng thấy ảm đạm Sau hơn 5 tiếng dài lê thê trên xe, ngồi chung với vài người bạn chưa hề gặp mặt qua ứng dụng Poparide, tôi đặt chân đến Montréal trong tiết trời se lạnh đầu đông, đi kèm cơn mưa phùn. Mới 6h rưỡi hơn nhưng thành phố đúng kiểu đi ... ngủ trưa. Rất ít người qua lại, hàng quán thì đóng cửa, chỉ còn vài ánh đèn le lói của mấy khu bán Fast-food.  Tính ra, tôi không có số ăn chơi, hoặc là do nghiệp quật nên đi chơi lộn ngày, lúc đến thì mưa gió, khi về thì bão tuyết. Nhưng không sao, tính tôi vốn kiểu lúc vui thì không quá vui, thành thử bây giờ có thấy buồn tự dưng cũng không quá buồn. Lần đi chơi này chỉ đa ph

Tôi la cà, từ cà phê nơi Đà thành đến chốn Tô thành

Những lần còn nhỏ, tôi theo chân ông già vào hàng cà phê quen thuộc trên con đường Trần Phú, nhâm nhi ly bạc xỉu, trong khi chờ ba ngồi tán dóc với mấy ông bạn đồng nghiệp. Những mùi cà phê rang xay hoà cùng mùi khói thuốc lá, đã làm cho bản thân tôi, không biết tự bao giờ, nghiện cái cảm giác đăm chiêu, suy nghĩ xa xăm bên ly cà phê phin. Cà phê Daklak, nơi hay lui tới của tôi mỗi khi cần gặp bạn bè. Ở cái xứ Đông Lào này, cà phê cũng được cho là đặc sản, có câu chuyện hẵn hỏi, có thương hiệu và tên tuổi, lại đa dạng lắm thay, từ Arabica, Culi hay là Cherry (cà phê mít)... thoạt nhiên, những danh từ mỹ miều đó tôi chẳng bao giờ nhớ đến, chẳng qua viết về Cà phê thì phải google search ít thông tin, bỏ vào bài cho nó có phần sang chảnh. Ý là, một kẻ thèm cà phê như tôi, chẳng quan tâm nhiều đến loại cà phê nào, xuất sứ ra làm sao, cái tôi để tâm là vị cà phê, mà kỳ thực cái lưỡi trần tục của tôi cũng chẳng phải tài hoa đủ để nhận định loại cà phê qua một lần uống thử, cái vị cà phê tron

Khi cơ tim lại thắt chặt!!!

Không phải vì bị nhồi máu lên tăng xông, hay bị bệnh tim mãng tính, mà vì tự dưng đang yên đang lành có đứa nhảy bổ vào phá tan cuộc đời tẻ nhạt của chính mình. Và cuộc sống nếu may mắn thay (hoặc cũng có thể cho là xui rủi) khi phải gặp đi gặp lại những sự cố như vậy trên hành trình kiếp con người. Một ngày dù là tẻ nhạt với những chuỗi hành động liên tục được lặp đi lặp lại, ăn ngủ đi làm,.. vẫn sẽ là một ngày vui vẻ, vì ít ra tẻ nhạt đều đặng nhanh chóng giúp ta quen dần với sự tẻ nhạt ấy, để rồi đi cuối tận cùng của sự tẻ nhạt, cũng thấy đó là một niềm vui nhẹ.  Hội chim lợn chỗ làm Trong những lần loay hoay bên cái bếp đầy đủ mùi vị thịt, từ heo bò gà, đến cả thịt người (ý tôi là mùi mồ hôi của mấy anh thợ bếp cùng tiệm), tôi bổng dưng để ý có một đứa bịt mặt cứ hay chen vào mấy câu nói đùa hoặc tán dóc của tôi với lũ đồng nghiệp mỗi khi thưa khách. Thế ấy thì cũng chẳng có gì lạ lắm đâu, vì dạo này số lượng nhân viên ăn nước mắm bổng dưng đông lên đáng kể, thì mỗi người đi ngang

THẤT NGHIỆP: GÓC NHÌN TỪ ĐÀ NẴNG VÀ TỪ TORONTO

Có phải mỗi khi thất nghiệp, hay chí ít ra là rãnh rỗi đếch có gì làm, bạn vẫn thường dành một khoản thời gian dài cho việc suy nghĩ vu vơ. Vì ít ra suy nghĩ sẽ giúp ích một chút cho bộ não đã lâu không hoạt động của bạn trong thời gian không có gì làm. Thời gian sẽ biến mọi khổ đau thành ra đời thường. Tôi đã từng có những ý nghĩ tương tự như vậy từ lúc mới ra trường, những lần thất nghiệp đầu đời đã giúp tôi có những suy nghĩ bình tĩnh, thái độ trung dung trước những lần thất nghiệp sau đó, dù là thất nghiệp tạm thời, hay thất nghiệp dài hạn vì vỡ kế hoạch...  Quà Giáng Sinh của anh bạn trẻ cùng nhà, nhâm nhi ít trà tự pha vừa nghe nhạc Noel cho hợp cảnh cũng xong 1 đêm. Những lần thất nghiệp ở Việt Nam, một lần nữa đã giúp tôi vượt qua cái cảm giác tự kỷ của những du học sinh qua Canada khi lao đao tìm việc mỗi kỳ breaking time hoặc là đang nghỉ hè dài hạn.  Đôi lúc ngồi giữa Toroto giá lạnh, trong tay chẳng có cái mẹ gì ngoài ly cafe Tim Hortons giá rẻ, tôi lại chẳng

3 TUẦN ĐẦU TIÊN TẠI CANADA - SỰ THẬT VÀ LỜI ĐỒN - CHIA SẺ CÁ NHÂN.

CHIA SẺ CÁ NHÂN ĐỂ MẤY BẠN ĐỌC CHƠI, THẤY HAY THÌ LƯU Ý, TRÁNH VÀI PHIỀN PHỨC KHÔNG ĐÁNG CÓ TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐẾN CANADA. Như một bài trước mình có viết hồi mình pass visa, hành trình sau đó tới Canada cũng hơi trầy trật không kém, những điều tìm hiểu lúc chưa qua, đến lúc qua rồi khác nhau khá nhiều, và khi qua rồi, gặp gỡ nhiều bạn lại ngộ ra thêm nhiều điều nữa, nên dưới đây là các quan điểm cá nhân gửi các bạn cùng đọc. Trường Seneca, khu mình học và hay lui tới mỗi khi suy nghĩ vu vơ  CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN  DỤNG CỤ HỌC TẬP Lời đồn: Bên cad sách vở vào mùa nhập học, sell off bán rẻ, không cần đem theo chi cho nặng nhọc.  Sự thật: Vào nhập học 2 tuần rồi mà chả thấy giảm giá chỗ nào, đi đến shop rẻ nhất là Dollarama cũng đến 2 đồng 1 quyển vở (tức là 18x2=36 ngàn), loại rẻ hơn thì giấy mỏng, và không có đóng tệp (nghĩa là chỉ có bán giấy rời). Và nếu có mùa giảm giá thì liệu có đợi nỗi không khi vô học và tới lúc giảm thì có chen chân nỗi không. Nhớ mua luôn mấy

ĐƯỜNG ĐẾN CANADA - NOTE VẮN TẮT NHỮNG ĐIỀU NỔI BẬT VỚI CASE CỦA MÌNH

Hai năm trước khi mình bắt đầu rời Đà Nẵng đi Canada, đã thấy rần rần vụ CES rồi sau này là SDS - Student direct stream (Diện của mình) với các chính sách mở cửa của chính phủ Canada tạo điều kiện cho các bạn sinh viên từ China/ India/ Morocco/ Pakistan/ Philippines/ Senegal và Vietnam vào học và đi làm thả ga (có định mức). Phân vân cũng lắm lần, mà số lần phân vân dồn lại cũng ngốn của mình  2 năm trời, từ 2017 tới qua đầu 2019 mới quyết định chọn Canada.  Đường đến Canada thì cũng đa dạng với nhiều ngã rẽ như chính đường đời của mỗi con người vậy, phi pháp có, hợp pháp có, vừa phi pháp nhưng lại có vẻ rất hợp pháp cũng có, từ đó mà giá cả trên trời dưới đất cũng đa dạng tả pín lù khác nhau. Thành ra, liệu cơm gắp mắm, mỗi người mỗi cảnh mà chọn con đường đi khác nhau. Và note ngắn gọn dưới đây tóm tắt case của mình, bạn nào có cùng cảnh ngộ, chung chí hướng thì có thể tham khảo.  15/3 vô SG nộp hồ sơ + lăn tay - 27/3 có visa gửi về. Mọi người cần hỏi thì comment nhoé nếu được mình v